Thế hệ trí thức trẻ Việt Nam với ngoại ngữ tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, đang ngày càng nhận được nhiều cơ hội làm việc toàn cầu hơn.

Từ văn phòng VN của một công ty đa quốc gia, làm sao để nắm bắt cơ hội làm việc ở vùng, hay về hội sở toàn cầu? Tốt nghiệp ĐH tại VN, nhưng nếu các bạn quyết tâm theo đuổi các chứng chỉ nghề nghiệp như CPA, CFA,… các bạn vẫn có thể bình đẳng ứng tuyển vào các vị trí ở nước ngoài. Nếu vững vàng về chuyên môn, các cơ hội việc làm theo lối digital nomad (sống tại VN nhưng làm việc cho các công ty ở nước ngoài) sẽ mở ra những cơ hội phát triển nghề nghiệp và tài chính rất tốt. Là sinh viên du học, sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ thích nghi với môi trường kinh doanh ở Âu Mỹ như thế nào? Và, trong môi trường toàn cầu này, có bao giờ người Việt sẽ vươn lên vị trí lãnh đạo, CEO, của các tập đoàn quốc tế?

Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là: Cho dù ngoại ngữ tốt, trình độ chuyên môn giỏi, còn khoảng trống nào về kỹ năng làm việc của trí thức trẻ Việt Nam cần phải lắp đầy để các bạn thực sự là công dân toàn cầu?

Mình sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này, dựa trên trải nghiệm làm việc ở investment banking ở London (UK), management consulting ở Boston (US), lãnh đạo doanh nghiệp cho các tập đoàn công nghệ như Facebook ở khu vực Đông Nam Á… Và ngay cả trong công ty khởi nghiệp Misfit với hơn 100 kỹ sư, nhân viên kinh doanh mình đã tuyển dụng và đào tạo, hầu hết các bạn tốt nghiệp loại giỏi từ các trường ĐH ở Việt Nam, hơn 10 năm sau nhìn lại, các bạn trí thức trẻ VN này đã trưởng thành và phân nửa số này đã và đang làm việc ở nước ngoài, trong môi trường toàn cầu.

Hy vọng số podcast này thắp thêm hy vọng và vạch ra những con đường cụ thể, để các bạn trí thức trẻ Việt Nam không ngừng hoàn thiện bản thân và chinh phục sự nghiệp toàn cầu.

Podden och tillhörande omslagsbild på den här sidan tillhör Lê Diệp Kiều Trang. Innehållet i podden är skapat av Lê Diệp Kiều Trang och inte av, eller tillsammans med, Poddtoppen.